Dây chuyền Robot may mặc quần áo tự động thay thế công nhân

Thứ hai - 04/09/2017 06:08
Dây chuyền sản xuất quần áo bằng robot mới tại Mỹ hoàn toàn tự động, từ khâu cắt may cho đến hoàn thiện đều do máy móc đảm nhiệm sẽ thay thế gần như hoàn toàn con người.

Các bộ quần áo đơn giản luôn đòi hỏi những công việc lặp đi lặp lại vốn cần nhiều nhân công. Chúng được chuyên môn hóa theo từng khâu mà mỗi người tham gia chỉ đảm nhiệm một công việc nhỏ. Trước đây, robot tỏ ra rất khó khăn khăn để di chuyển các tấm vải mềm mại trong khi với con người thì đây lại là việc đơn giản.

Dây chuyền Robot may mặc quần áo tự động thay thế công nhân
Dây chuyền Robot may mặc quần áo tự động thay thế công nhân

Vào năm 2015, sau thời gian nghiên cứu, SoftWear Automation đã giới thiệu robot “may vá” mang tên Lowry sử dụng cảm biến để phát hiện và điều chỉnh sự thay đổi của các tấm vải. Mặc dù ban đầu cỗ máy chỉ tạo ra những sản phẩm đơn giản như khăn tắm, nhưng nay công nghệ đã được được nâng tầm để có thể hoàn thiện một bộ áo phông hoặc quần jean. Công ty tuyên bố, Lowry vận hành hiệu quả và nhanh hơn nhiều so với dây chuyền con người.

Mục tiêu lớn của SoftWear Automation là thương mại hóa dây chuyền may mặc đủ khả năng thay thế một dây chuyền truyền thống với 10 nhân công và sản xuất khoảng 1.142 chiếc áo phông trong 8 giờ. Để đạt hiệu suất như vậy, trước đây nhà máy sẽ phải huy động tới 669 người làm. Trong khi hệ thống mới chỉ cần 1 người điều khiển duy nhất và cho tốc độ tạo ra số áo sơ mi trong 1 giờ tương đương 17 công nhân.

SoftWear Automation trở thành nhà tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa ngành dệt may thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất quần áo, hàng gia dụng trên thế giới như Tianyuan Garments, công ty Trung Quốc chuyên gia công cho Adias và Armani. Hãng này đã đầu tư 20 triệu USD cho một nhà máy rộng hơn 9.000m2 tại Little Rock, Arkansas, Mỹ dự kiến ​đi vào hoạt động vào năm 2018. Nhà máy sẽ được trang bị 21 dây chuyền sản xuất robot do SoftWear Automation cung cấp với công suất tạo ra 1,2 triệu áo thun đồng phục mỗi năm.

Thông thường, sản xuất ở Mỹ sẽ có chi phí đắt hơn so với Trung Quốc, nhất là giá nhân công. Tuy nhiên, CEO Tang Xinhong của Tianyuan Garments nói rằng, trong một dây chuyền tự động hoàn toàn thì chi phí lao động của con người chỉ khoảng 0,33 USD trên mỗi chiếc áo tạo ra. Tại Bangladesh con số này là khoảng 0,22 USD, còn ở Mỹ là 7,47 USD (dây chuyền truyền thống). Như vậy, Tianyuan sẽ giảm chi phí về nhân công ngay tại Mỹ ngang với các thị trường lao động giá rẻ nhất thế giới.

SoftWear Automation đang tìm kiếm nguồn tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động của mình. Pete Santora, Giám đốc Thương mại Công ty cho biết đã nhận khoản đầu tư từ Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DARPA). Theo luật, Quân đội nước này phải mua hàng hóa do chính Hoa Kỳ chế tạo nên tất nhiên họ rất hoan nghênh dự án của SoftWear vì mang tới hàng hóa giá rẻ.

Dẫu vậy, dây chuyền tự động làm dấy lên lo ngại đẩy nhiều công nhân ngành may mặc ra đường, đặc biệt tại thị trường châu Á. Hiện tại, SoftWear chỉ mới bán dây chuyền sản xuất áo thun tự động tại Mỹ và cần thời gian chuẩn bị để mở rộng quy mô ra toàn thế giới.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

079.338.7979

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây