May đồng phục công ty giá rẻ tphcm áo thun bình dươnghttps://iblue.vn/uploads/logo.png
Thứ ba - 10/11/2020 21:36
Gần đây, công nghệ in chuyển nhiệt lên vải được nhắc đến thường xuyên và nhiều khách hàng thắc mắc rằng không biết “công nghệ in chuyển nhiệt tốt hơn hay công nghệ in lụa tốt hơn”?. Để giải đáp câu hỏi lớn này, ngay sau đây JUNI sẽ “so sánh về những ưu điểm và nhược điểm của 2 phương pháp công nghệ in này xem thử in chuyển nhiệt tốt hơn hay in lụa tốt hơn nhé!
Mục lục
In chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt là một trong những phương pháp in họa tiết trên áo thun được sử dụng phổ hiến hiện nay, chúng ta cần in nội dung, hình ảnh trước lên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng bằng mực in chuyển nhiệt, sau đó dùng máy ép chuyển nhiệt để ép bản in đó lên vật liệu cần in (như áo thun, vải cotton, gạch men, pha lê, móc khóa, ốp lưng điện thoại,…). In chuyển nhiệt lên vải là hình thức được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc. Với phương pháp in trên vải thun này giúp mang lại hiệu quả cao, chịu nhiệt tốt, không bị nhăn trong quá trình in ấn và có độ bền cao.Những sản phẩm được in bằng công nghệ này đều có chất lượng tốt, sắc nét và truyền tải chính xác những họa tiết dù là nhỏ nhất từ file thiết kế. Trong quá trình in, bản in trên giấy dưới sức nóng của nhiệt độ và áp lực rất lớn của máy mới ăn vào vải, vì vậy độ bền thường là vĩnh viễn theo sản phẩm. Dù quý khách hàng có sử dụng chất tẩy và các công cụ mài cũng không thể làn hình in bong khỏi vải nên hãy yên tâm về độ bền, độ bám màu khi sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt.
In lụa là gì?
In lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn, tên in lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu in lưới là kiểu in mà các hình in được làm trên các khung lưới chuyên dụng. Trong in lưới mỗi 1 màu sẽ được in bằng các bảng khác nhau. Ví dụ mẫu áo của bạn có 5 màu: xanh, đỏ, tím, vàng, đen thì khi in áo người in sẽ phải làm 5 bảng lưới tương ứng với 5 màu ( 1 bảng màu xanh, 1 bảng màu đỏ… ) trên bảng màu xanh sẽ in tất cả những họa tiết có màu xanh và các bảng khác cũng tương tự như vậy. Khi in áo tùy vào mẫu thiết kế người in sẽ in các bảng theo thứ tự khác nhau.
Phương pháp in lụa chỉ phù hợp cho những sản phẩm quần áo thời vụ hoặc các thiết kế thời vụ có độ bền khoảng 3 – 4 tháng. Bởi khi in hình ảnh lên những chất liệu vải có độ co giãn cao thì xảy ra hiện tượng vỡ hình làm cho độ bám, độ bền kém.
Ưu nhược điểm của hai phương pháp in này
Ưu nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt
Ưu điểm:
• Công nghệ in chuyển nhiệt có thể in ấn màu sắc đa dạng, có chi tiết phức tạp, độ nét cao, không bong tróc, không vỡ hình in. Quá trình in được diễn ra theo một quy trình chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
• Hệ thống máy in chuyển nhiệt hiện đại, hình in đúng theo mẫu, tiết kiệm nhân công, thời gian sản xuất được rút ngắn. • Hình in có độ bền tối đa, hình ảnh sắc nét, bền màu.
Nhược điểm:
• Nguyên liệu sử dụng giới hạn, chỉ áp dụng cho những sản phẩm thông thường như áo thun sáng màu, vải cotton sáng màu.
Ưu nhược điểm của phương pháp in lụa
Ưu điểm:
• Thao tác thực hiện phương pháp in lụa khá đơn giản, chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu không cao.
• Phương pháp in lụa có thể khả năng in ấn trên nhiều loại vải khác nhau và màu sắc khác nhau, màu sắc của hình ảnh in lên không bị lệch màu bởi màu nền của áo hay của vải. Nhược điểm:
• Dễ nhận ra của dòng sản phẩm trong phương pháp in lụa đó chính là chất lượng hình ảnh in ấn chưa được sắc nét, không in được những hình ảnh có độ phức tạp cao.
• Hình ảnh không đạt đến chuẩn độ sắc nét vì vậy phương pháp in lụa phù hợp cho những sản phẩm quần áo thời vụ hoặc các thiết kế thời vụ có độ bền khoảng 3 – 4 tháng.
• Bên cạnh đó, việc chuẩn bị rất nhiều khâu trước khi in ấn cũng là một trong những nhược điểm lớn khiến thời gian sản xuất bị kéo dài.
Vậy nên chọn công nghệ in nào cho trang phục đồng phục của bạn?
Thao tác in chuyển nhiệt thực hiện khá đơn giản không đòi hỏi quá nhiều về mặt kỹ thuật. Ngoài ra có thể in dễ dàng được hình ảnh lên vải. Độ bền của hình in rất cao, không bị ảnh hưởng khi giặt thông thường nếu được in đúng chủng loại vải. Ngoài in hình chuyển nhiệt lên vải cotton hay áo thun, công nghệ này còn có thể in lên pha lê, đá, gạch men, phôi ốp lưng điện thoại...
Đối với công nghệ in lụa thì ưu điểm của nó vẫn là chi phí thấp, in số lượng nhiều, có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Điểm trừ của công nghệ này là độ bền khi mà sau một thời gian sử dụng màu sắc dễ bị phai và bong tróc nhanh chóng.
Trong sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật công nghệ nhưng có thể thấy 2 công nghệ in này đang có những điểm mạnh riêng có của mình. Trong đó in chuyển nhiệt đang mang lại một đột phá thực sự trong lĩnh vực in ấn, nhờ nó mà nhiều vật dụng được gia tăng giá trị sản phẩm một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó in lụa cũng cho thấy công nghệ in lâu đời này cũng phù hợp với những sản phẩm thời trang mùa vụ hoặc vòng đời sản phẩm sử dụng ngắn, do đó bạn cần lựa chọn công nghệ in phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.
-------------------------- Hi vọng thông qua bài viết, bạn đã có cho mình những lựa chọn phù hợp nhất cho công đoạn in trong việc đặt may áo đồng phục của mình. Để nhận được thêm nhiều thông tin hãy gọi ngay đến Đồng phục JUNI, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những lựa chọn phù hợp nhất với trang phục đồng phục bạn mong muốn với mức giá hợp lý nhất.
JUNI rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng!
--------------------------